phải chăng là cố nhân đến
Chương 1
Edit Beta: Hayin
1.
Long Khánh năm thứ ba, nơi quê nhà truyền đến tin phụ thân qua đời. Ta từ bỏ chức quan nhàn hạ ở Bắc Kinh, khi trở lại vùng quê Vô Tích, phụ thân quá cố đã đi được hơn mười ngày. Do thời tiết nóng bức, đóng đinh lên quan tài, sau đó chỉ đặt trong từ đường trông về phía xa xa đợi ta trở về. Rồi từ đó ta cần lo liệu toàn bộ tang sự. Vô Tích thuộc một khu vực nhỏ, Chu gia ta lại nhiều chỗ thân thiết. Bằng hữu thân quen trước kia biết việc ta về quê lo liệu tang sự, tất cả đều đến phúng viếng. Nhất thời bận tối mắt tối mũi, nhưng cũng phần nào vơi bớt bi thương.
Chờ đến lúc hạ táng, ta ở trong một ngôi nhà nhỏ cạnh nhà cũ, làm theo quy định chịu tang phụ thân ba năm, lâu dần cũng được nhàn rỗi nhưng lại sinh ra nhàm chán. Thỉnh thoảng mẫu thân có đến thăm ta, kể cho ta nghe về chuyện xưa của phụ thân, mắt còn ngân ngấn lệ. Thế nên ta đành khuyên bà không cần đến nữa. Nhưng những người thân cũ khác họ biết ta ở một mình sẽ thấy buồn chán, thời gian chịu tang lại không được uống rượu mua vui nên đôi khi cũng ghé thăm một lát. Nói chuyện với họ không giống như lúc nói chuyện với mẫu thân, cuối cùng cũng được thả lỏng hơn chút.
Bỗng một hôm ta nhớ tới ở Gia Hưng cách Vô Tích không xa có một khu thắng cảnh phong nhã, có lẽ sẽ đi qua đi lại được, bèn hỏi bọn họ: "Mọi người có biết Song Kiếm Các không?"
Nhưng các bằng hữu chỉ ngơ ngác nhìn nhau: "Huynh đang nói đến Gia Hưng Song Kiếm Các Đỗ tam công tử sao?"
"Đỗ tam công tử nào cơ?" Ta lại không rõ lắm: "Khi còn nhỏ ta đã từng nghe nói về vùng đất trù phú cất giấu vô số bảo vật, không những vậy còn có cả thư tịch thời Tấn cùng những bức hoạ thời Nguyên – thì ra chủ của nơi đó họ Đỗ à? Hay là đưa ta đi xem thử đi?"
Bằng hữu liên tục xua tay: "Nói ngớ ngẩn gì vậy. Song Kiếm Các kia đã sớm bị phá vào năm mươi năm trước rồi. Khi huynh còn nhỏ đã nghe được ở đâu vậy!"
Ta ngớ người: "Vậy, những món đồ được cất giữ kia đâu rồi?"
"Ai mà biết." Vị bằng hữu thở dài: "Năm đó Song Kiếm Các kia danh tiếng vang xa, nghe nói còn nhiều kiệt tác hơn cả kho tàng Tấn Tống. Tiếc là con cháu Đỗ gia bất hiếu, sợ là bảo vật Song Kiếm Các đã bị lưu lạc nhân gian hết rồi."
Nói đến Song Kiếm Các, khi còn nhỏ đúng là đã từng nghe qua vài lời nói thoảng bên tai, hình như là phụ thân từng nói với giọng hâm mộ về các thư pháp và bảo vật trong Song Kiếm Các. Chưa cần kể đến ngói Chu Di Hán, thứ mà phụ thân ngưỡng mộ nhất chính là các bản mẫu thời Tống, Đường ở đó. Ngoài ra còn có những bức tranh của Triệu Mạch Phủ, Hoàng Công Vọng. Có điều bây giờ cẩn thận nghĩ lại, có lẽ giọng của ông không chỉ có hâm mộ, mà mang nhiều tiếc nuối hơn.
Bằng hữu nhìn ta, trong mắt còn mang theo vài tia kỳ quái: "Dư Minh biết nhiều điều về chuyện cũ nơi thanh nhã đó nhất mà cũng không biết chuyện Song Kiếm Các bị phá sao?"
Quả thật ta vẫn luôn tự xưng là kẻ phong lưu, nhiều năm trôi qua cũng có chút thu hoạch. Trước mặt đám bằng hữu này khoe khoang khoác lác nhiều thành quen, lúc này làm sao mà chịu thừa nhận được, bèn pha trò cười nói: "Sao hả, sao hả! Cũng tại cô đơn quá thôi, còn quên cả chuyện lớn thế này. Chê cười, chê cười rồi!"
Thế nên ta đành từ bỏ suy nghĩ đang dâng trào, nhưng trong lòng vẫn không khỏi băn khoăn: Nếu như Song Kiếm Các nổi danh như vậy, sao hiếm khi mình mới được nghe nói về nơi đó nhỉ? Vì thế bèn đi lật lại những lời đề bạt (*) của các tiền nhân đi trước, sau đó mới phát hiện chỗ nào có Song Kiếm Các thì đều kèm theo bóng dáng của Đỗ tam công tử. Nói rằng báu vật của cả hai triều đại Hoằng Trị, Chính Đức phân nửa đều ở trong Song Kiếm Các. Đỗ tam công tử cũng là một bậc thầy hội hoạ, hoạ sĩ kiệt xuất lúc đương thời--- Cái mặt già này của ta không khỏi lúng túng. Một nhân vật thế này, một bảo địa như vậy, hơn nữa nhà cũng cách Gia Hưng không xa, uổng cho ta thân là sĩ tử, thế mà lại nông cạn không biết gì cả!
(*) Đề bạt: là thuật ngữ thư pháp; đề và bạt thường là từ cú của là của bạn bè, thầy học hoặc người đời sau, nội dung là lời bình thuật, ký sự hoặc dùng câu thơ lời văn đã có sẵn từ xưa để so sánh ví von nhằm xưng tụng, tán dương nội dung hoặc hình thức bức thư pháp; có khi là lời văn của người đời sau khảo chứng về nội dung tác phẩm vể sự thật giả của tác phẩm. (Nguồn:thuphapdungpham)
Mấy ngày sau, mẫu thân ta lại tới lần nữa. Lần này, bà bảo ta đi sắp xếp lại di vật của tổ mẫu.
Vị tổ mẫu này là đích tổ mẫu của ta. Cả đời người không có con cái nên bèn coi mấy đứa con của thiếp thất như con ruột của mình, trong đó có cả trưởng tử là phụ thân ta. Mẫu thân nói, bởi vì sau khi tổ mẫu qua đời thì di vật đều do phụ thân trông nom. Bây giờ phụ thân không còn nữa, bà vốn định cất giữ một chút nhưng lại phát hiện có vài bảo vật là của tổ mẫu thường dùng khi còn trẻ. Bà không hiểu biết nhiều lắm, vả lại cũng sợ bản thân tay chân vụng về nên đành đến mời người trí thức trong nhà là ta đến xem thử.
Chuyện thời trẻ của tổ mẫu, thật ra ta chưa nghe qua bao giờ. Hình như từ khi ta bắt đầu có ký ức thì tổ mẫu đã không còn màng đến thế sự, nhiều năm vẫn chỉ luôn ở trong Phật đường niệm kinh. Tất cả những gì đọng lại trong tâm trí ta chỉ là một dáng vẻ già nua ẩn dật trong một Phật đường lượn lờ hương khói. Không lâu sau đó, tổ mẫu đã qua đời. Dù sao cũng chẳng bận việc gì, ta bèn đi theo mẫu thân vào căn phòng mà tổ mẫu từng ở. Đồ đạc bên trong vẫn có thể gọi là ngăn nắp, nhưng đã bị phủ một lớp bụi dày. Đến lúc dọn dẹp lại rồi.
Bên cạnh cửa sổ là một bàn đọc sách. Sách trên bàn đền nguyên vẹn, còn đặt cả một bình sứ men xanh. Bên cạnh bàn đọc là một kệ sách lớn, gần bàn đọc xếp đầy bao đựng thư với đủ mọi kiểu dáng, đoán chừng tổ mẫu hay phụ thân thường mở thư ra đọc, không thể coi là quá hiếm lạ. Nhưng sâu trong kệ sách vẫn còn một vài cuốn thư tịch, ta cẩn thận lấy ra rồi kinh ngạc nhảy dựng lên: Không ngờ đây đều là bản thời Tống!
Với người trí thức mà nói, thư tịch thời Tống không khác gì một báu vật quý hiếm trên đời, trân quý hơn bất kỳ bảo vật nào. Vậy nên ta bắt đầu thấy kính nể với đồ vật ở trong căn phòng này, mỗi khi xem xét xong thì đều nhìn theo một ánh mắt khác. Tiếc là thư tịch thời Tống cũng chỉ có ba bốn cuốn như vậy, không còn hoàn chỉnh nguyên vẹn, phần lớn chỉ để làm đồ trang trí phong nhã.
Có lẽ tổ mẫu cũng là người thích sưu tầm. Một gian phòng đọc nho nhỏ thế này, còn chưa tính đến phòng ngủ bên trong thì đã cất giữ rất nhiều đồ rồi. Có lẽ mẫu thân nói bà không thể giải quyết, chắc là mấy thứ này nhỉ? Nhưng nhìn vẻ bề ngoài, những bình sứ tế lễ cổ đều không thể gọi là đáng giá được, còn không tốt bằng lư hương thời Thành Hoá hay tách trà ngũ sắc thời Tuyên Đức...Ta vừa xem vừa bình phẩm trong lòng. Thật ra ta đang quyến luyến không muốn rời đi, lúc này chân lại vô tình đá phải một chiếc rương, cuốn trục lập tức rơi ào ào ra ngoài.
Trong lòng ta hoảng hốt, vội vàng ngồi xổm xuống dọn lại. Mấy quyển trục bung ra, để lộ nội dung bên trong. Hoá ra đều là tranh thuỷ mặc, màu sắc hơi cũ, trang giấy đã ố vàng. Ta cẩn thận mở từng cái một, lập tức thấy hoàng hôn, núi non, sông dài, lữ nhân, từng bức từng bức hiện ra trước mắt. Bút ý (*) sâu xa, khiến cho tâm trí người khác phải rung động. Lòng ta không khỏi thầm khen một câu tranh đẹp. Thế nhưng lại không thể nhận ra là nét hoạ của vị cố nhân nào, chỉ cảm thấy cách dùng màu sắc giống với Triệu Tùng Tuyết (*). Nhưng so với triều đại nhà Nguyên thì bức hoạ này lại mới hơn chút.
(*) Bút ý: Trong việc viết chữ, vẽ tranh, vận bút theo ý tưởng đã suy nghĩ hoặc ý tưởng nảy sinh bất ngờ, đạt giá trị thẩm mỹ cao, trong không gian chuyển vận của đường bút thể hiện được phong cách gọi là bút ý.
(*) Triệu Tùng Tuyết: còn gọi là Triệu Mạnh Phủ, là một hậu duệ thuộc dòng dõi vua Huy Tông nhà Tống và đồng thời là một học giả, họa sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng Trung Quốc thời nhà Nguyên.
Ta vội vàng chuyển tầm mắt xuống chữ ký phía cuối bức hoạ---
Tháng Năm năm Hoằng Trị thứ mười hai, Gia Hưng Đỗ Nguyên Kỳ đề tặng tài nữ Hoài Băng.
2.
Ta ngẩn người, xem thêm mấy cuốn khác, vẫn đều là chữ ký của người này – Gia Hưng Đỗ Nguyên Kỳ. Về thời gian thì đều nằm trong khoảng năm năm từ Hoằng Trị thứ mười bốn đến Hoàng Trị thứ mười tám. Ta cầm những cuốn trục này đứng lên, ngẩn ngơ một lát mới nhớ tới Đỗ tam công tử - vị chủ nhân của Song Kiếm Các kia, tên huý đúng là Nguyên Kỳ.
Nhưng người đời vẫn luôn lưu truyền lời đề bạt cùng tranh vẽ, chữ ký của Đỗ tam công tử đều là "Đỗ chủ nhân Song Kiếm Các" hay "Gia Hưng Đỗ Tam" vừa đơn giản mà kiêu ngạo. Điều này khiến ta hồi tưởng một lúc lâu, không thể không nghi ngờ rằng những bức tranh này là đồ giả.
Có điều, một cái tên khác được viết chung, ta lại cực kỳ quen thuộc – Lý Hoài Băng, chính là tên huý của tổ mẫu ta.
Nếu không phải là đồ giả, vậy mà Đỗ tam công tử kia lại tự đề tên thật của mình lên bức hoạ tặng đi, đó là một thái độ cực kỳ tôn trọng và lễ độ. Điều này có phần không phù hợp với một Đỗ tam công tử keo kiệt ngạo mạn mà tiền nhân biết đến. Nghĩ đến việc tổ mẫu từng liên lạc với Đỗ tam công tử này, mà Đỗ tam công tử rất coi trọng tổ mẫu nên mới tặng nhiều tranh vẽ như vậy, hơn nữa còn tự hạ mình nhún nhường.
Nhưng mà, ta lại chưa từng được nghe nói rằng tổ mẫu lại tài hoa như vậy, có thể khiến cho một tài nhân như Đỗ tam công tử gọi một tiếng "tài nữ". Huống hồ xét theo tuổi tác, tổ mẫu ta sinh vào Hoằng Trị năm thứ hai, e là nhỏ hơn Đỗ tam công tử hơn mười tuổi đấy nhỉ?
Ta càng ngẫm nghĩ thì lại càng không giải thích được. Nhớ lại bình thường cha mẹ luôn không nói một chữ về chuyện của tổ mẫu, đến cả Đỗ tam công tử có liên quan đến việc này bọn họ cũng chưa từng nhắc tới. Ta mơ hồ cảm thấy mình đã phát hiện ra bí mật của thế hệ trước, nhưng tuyệt đối không thể tìm người trong nhà để dò hỏi.
Song lòng hiếu kỳ lại trỗi dậy, hơn mười ngày liên tiếp ta nhốt mình trong phòng cũ của tổ mẫu để tìm kiếm khắp nơi, ngoài miệng thì nói với mẫu thân rằng muốn yên tĩnh sửa sang lại đồ cũ. May mà trời cao không phụ, cuối cùng ta cũng tìm được một cuốn bút ký kẹp trong ván giường kép.
Chữ viết trong bút ký rất đẹp, hiển nhiên là chữ của nữ tử. Ta cũng thấy rất quen mắt, đây chính xác là nét chữ chép kinh Phật của tổ mẫu mà ta thường thấy khi còn nhỏ. Ta không kìm nén được phấn khích trong lòng, rửa tay dâng hương rồi trải cuốn bút ký bên cửa sổ đầy nắng ấm, trịnh trọng mở trang đầu tiên ra.
"Ngày Nhâm Tý hai mươi hai tháng Tám năm Hoằng Trị thứ chín, gia phụ đến Song Kiếm Các xem bảo vật. Khi ấy ta tám tuổi, nhân lúc vui vẻ đã đi cùng. Năm đó Tử Ước còn trẻ, đã tặng ta một hạt vừng vi điêu (*). Trên đó khắc đình đài lầu gác, nước chảy qua cầu, hai ông lão chơi cờ bên bờ sông. Một bên cau mày trầm tư như không tự đắc, một bên vuốt râu mỉm cười như đã tính trước. Thế giới vô tận, ẩn trong hạt vừng, có thể gọi là kỳ quan. Ta cực kỳ vui sướng, ngắm nghía cả ngày. Khách khứa cười ta ngốc ngếch, Tử Ước cũng cười."
(*) Vi điêu (hay còn là chạm khắc vi mô): bộ môn nghệ thuật chạm khắc sự vật ở tỉ lệ từ nhỏ đến rất nhỏ, là một nghề thủ công tinh xảo kết hợp tinh hoa truyền thống của Trung Quốc và là một nhánh của nghệ thuật chạm khắc vi mô thế giới.
3.
Năm Hoằng Trị thứ chín, Lý Hoài Băng tám tuổi theo chân phụ thân đến Song Kiếm Các lần đầu tiên. Năm đó Đỗ tam công tử mới chỉ hai mươi lăm nhưng đã nổi danh bên ngoài. Gia sản nhà y phong phú, thích thu thập báu vật, vì trân phẩm mà không ngại vung tiền như rác, cả một toà Song Kiếm Các lớp đến vậy mà rất nhanh đã được lấp đầy ắp. Văn nhân Giang Nam muốn vào nội các xem xét thì đều phải vắt óc suy nghĩ tìm cách. Phụ thân của Hoài Băng, Lý Bình Kính từng được ban chiếu nhậm chức ở Hàn Lâm Viện nhưng vẫn phải nhờ cậy nhiều quan hệ, cuối cùng hôm nay mới có thể vào thăm thú Song Kiếm Các.
Hoài Băng hãy còn là một đứa bé tám tuổi, mặc dù đã được hun đúc thư hương từ nhỏ nhưng vẫn là quá sớm để đủ tư cách đi vào nội các. Đỗ tam công tử bèn phân phó hạ nhân dẫn nàng ra sảnh chính chờ. Vì muốn giúp nàng đỡ nhàm chán trong khi chờ đợi, Đỗ tam công tử đã lấy một hạt vừng nho nhỏ ra, lại nhét vào tay nàng một chiếc gương cầu lồi của phương Tây làm bằng thủy tinh bóng loáng.
Nàng cẩn thận nâng niu hạt vừng kia rồi ngẩng đầu ngơ ngác nhìn y.
Y cười nói: "Đây là đồ chơi mà ta thích từ nhỏ, bé con cầm chơi đi."
Y dạy nàng chiếu gương cầu lồi vào hạt vừng, ghé mắt lại gần thấu kính để nhìn kỹ hơn. Nàng thấy rõ những hình được điêu khắc trên hạt vừng, tức khắc hít hà một hơi-
Đình đài lầu gác, hành lang gấp khúc, ở giữa điểm xuyết một vài khe nước quanh co uốn lượn. Trên bàn đá cạnh con nước bày một ván cờ, hai ông lão ngồi đối diện nhau. Một người lâm vào trầm tư, gõ nhịp lên bàn cờ; một người vui vẻ mỉm cười, ngẩng đầu vuốt vuốt râu.
Cỏ cây tươi tốt, gió thoảng nhè nhẹ, như nghe thấy âm thanh, như hoà vào khung cảnh...Mà hết thảy những điều này, chỉ là những hình chạm khắc vô cùng khéo léo trên hạt vừng mà thôi.
Ngày hôm đó Lý Đãi chiếu (*) ở trong Song Kiếm Các quyến luyến quên cả lối về. Đưa mắt nhìn lên, ngoài cửa hoàng hôn đã buông xuống, lại thấy con gái vẫn lưu luyến nâng niu hạt vừng kia nhìn chăm chú. Lý Đãi chiếu vốn đã cực kỳ cưng chiều con gái, đành năn nỉ Đỗ tam công tử ra giá bán lại hạt vừng này cho ông. Đỗ tam công tử cười cười, tặng luôn mà không lấy một đồng.
(*) Đãi chiếu: chức quan trong Hàn Lâm Viện, chuyên giữ việc văn chương, phê đáp, là bề tôi văn học tuỳ tùng, tức là người phục vụ, trợ lý công tác giấy tờ cho vua.
Trước đó Lý Đãi chiếu thường hay nghe những chuyện vặt về Đỗ tam công tử này. Mặc dù y tiền bạc đầy mình, nhìn trúng trân bảo nào cũng thu nạp không chớp mắt, nhưng về phương diện khác thì lại thừa hưởng cái thói tính toán chi li của phụ thân làm thương nhân. Từ xưa tới nay có rất ít sĩ phu được phép lên khu cất giữ đồ của y để xem, thường phải nhiều người ra mặt cầu xin, đó là một thí dụ. Lúc này Lý Đãi chiếu thấy y hào phóng, một bên nghĩ có lẽ hạt vừng vi điêu kia cũng không đáng giá lắm, một bên lại cảm thấy lời đồn đại trên phố cũng không quá chân thật, nên đã nhìn Đỗ tam công tử với con mắt khác.
Sau đó mấy lần Lý Đãi chiếu tới cửa, Đỗ tam công tử cũng đều lấy lễ làm thân, hai nhà dần dần kết giao tình nghĩa. Hoài Băng đang trong độ tuổi ham chơi thích đùa, lần nào phụ thân có hẹn đến Song Kiếm Các thì nàng cũng đòi đi theo. Các đại nhân trò chuyện cầm kỳ thư họa, nàng nghe không hiểu lắm. Nhưng lần nào Đỗ tam công tử cũng đưa cho nàng chút đồ nhỏ xinh để chơi, bởi vậy nên nàng chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán.
Y luôn mỉm cười nhìn nàng, đôi khi còn nói chuyện với nàng vài câu, giống như không hề xem nàng là một đứa trẻ còn chưa hiểu chuyện. Nàng dần thân thiết với y hơn, buổi tiệc trà nào cũng phải ngồi cùng bàn bên cạnh y, nhìn cử chỉ phong thái của y, nhìn y tiếp khách hàn thuyên, nhìn y uống trà uống rượu, tựa như nhìn mãi cũng không chán.
4.
Đã đề cập trước đó, phụ thân của Hoài Băng, cũng chính là ông cố ngoại của ta, từng nhậm chức Đãi chiếu ở Hàn Lâm Viện. Mà tuy Gia Hưng Lý thị không được coi là giàu nhất vùng nhưng chung quy gia sản phong phú, hơn nữa mấy đời nối tiếp nhau đều thi khoa cử làm quan, dòng dõi thư hương, hoàn toàn bất đồng với đồng hương Đỗ thị lấy buôn bán muối để lập nghiệp. Kể ra cũng thật xấu hổ, tổ tiên Chu gia ta cũng làm buôn bán ở Giang Tả, tính theo dòng dõi thì xem ra tổ mẫu gả cho tổ phụ cũng là gả thấp rồi. Đây là chuyện ngoài lề thôi.
Sĩ phu kết gia với thương nhân, tuy nhà thương nhân văn nhã cao sang, nhưng chung quy cũng vướng một lớp ngăn cách, khó mà thân mật khăng khít được. Lý Đãi chiếu thấy con gái vui vẻ nên lần nào đến Song Kiếm Các cũng đưa nàng đi theo. Nhưng mà mùa đông năm ấy, Lý Đãi chiếu đến Hồ Quảng chuyển chức thành Đề học (*), đưa theo cả người nhà đi cùng, từ đó đã mất liên lạc với Đỗ tam công tử. Đến khi Hoài Băng gặp lại Đỗ tam công tử thì đã là mùa thu năm Hoằng Trị thứ mười bốn.
(*) Đề học: có nhiệm vụ chung là quản lý giáo dục, phụ trách trường học các cấp và giảng dạy học sinh về các kỳ thi hoàng gia, còn được gọi là sứ thần học thuật. (Theo Baidu)
Khi ấy, tài nghệ vẽ tranh của Đỗ tam công tử đã vang khắp Giang Nam. Trước kia y nổi tiếng với bộ sưu tập của mình, vẫn có rất nhiều sĩ đại phu (*) xem thường y. Đến giờ, ngay cả người đương thời cũng phải khen ngợi tranh thuỷ mặc của y là vô song, lập tức khiến cho giới trí thức phải xấu hổ. Đỗ tam công tử luyện vẽ từ nhỏ, thời trẻ theo thầy học Vô Môn (*), sau đó tự tìm ra con đường riêng. Có lẽ do ngày ngày ở trong Song Kiếm Các đối diện với các dấu tích vĩ đại thời Tống Nguyên, đến cả bút pháp của mình cũng sinh ra cái cảm giác trống trải xa xôi như Triệu Mạch Phủ, đã vượt xa triều đại này, đuổi kịp đến thời Tấn Đường. Tuy nhiên bản tính bủn xỉn keo kiệt của người này vẫn không hề thay đổi chút nào. Nếu có người đến tìm y xin tranh xin chữ hay là xin mua lại đồ sưu tầm thì y sẽ rao giá trên trời, bóc lột kỹ càng, đến một xu cũng không để bị thiệt. Đương nhiên danh tiếng trong giới văn nhân ở Giang Nam không được tốt cho lắm.
(*) Sĩ đại phu: Là danh xưng chung để gọi hàng quan lại bậc trung thời cổ, và cũng thường dùng như một danh xưng phiếm chỉ những người có học thức, danh vọng và địa vị trong xã hội. Sau này, từ sĩ đại phu còn được dùng để nói tới những văn nhân có học thức rộng, tính tình khoan hòa, rộng rãi, được người đời trọng vọng.
(*) Vô Môn (hay còn gọi là trường phái Vô Môn): một trường phái hội họa vào giữa triều đại nhà Minh của Trung Quốc, khởi nguồn từ một nhóm hoạ sĩ ở khu vực Tô Châu và Vô Tích ở phía nam sông Dương Tử lập ra. Vì được hoàng gia đánh giá cao nên trường phái này dần nổi danh và được biết đến rộng rãi.
Hoài Băng vừa đến Hoà Thành (cách gọi khác của Gia Hưng) thì lập tức tìm đến Song Kiếm Các, ngay cả phụ thân nàng cũng không khuyên ngăn được. Năm đó Hoài Băng mười hai tuổi, tính ra cũng đã hiểu chút chuyện đời. Song vì cha mẹ chiều chuộng nên tính tình vẫn giống như một nhóc con, tuy không có dáng vẻ kệch cỡm nhưng cũng thiếu mất nét trang nhã chốn khuê phòng. Trong lòng nàng tràn đầy chờ mong, kéo theo cả phụ thân đi cùng mình đến Song Kiếm Các, nhưng vẫn nhớ kỹ phải biết kiềm chế bản thân. Mặc lên chiếc chân váy nguyệt hoa trắng yêu thích, chiếc áo trắng tinh chỉ thêu vài bông hoa mai ở bên mép. Mà thân váy bên dưới giữa mỗi nếp gấp đều có màu sắc luân chuyển, gió nhẹ thổi qua thì sẽ chuyển động như ánh trăng, dịu dàng như người mặc vậy. Từ khi sinh ra Hoài Băng đã xinh xắn đáng yêu, lúc này đang trong độ tuổi sắp dậy thì, dung nhan như vầng trăng non mới chớm mọc. Chắc chắn bất kỳ ai nhìn thấy cũng sẽ không đành lòng làm phật ý nàng, nên mới có thể dưỡng thành cái tính kiêu căng như vậy nhỉ.
Sau khi thành Lý Học đài (*), Lý Bình Kính còn chưa kịp gửi bái thiếp thì đã bị lôi đến Song Kiếm Các. Nhưng muốn dựa vào giao tình năm đó của mình và Đỗ tam công tử, cùng với thân phận hiện tại của bản thân, dù có thế nào đi nữa thì Đỗ tam công tử cũng không đến mức đóng cửa không gặp đâu. Kết quả gặp thì có gặp được, nhưng vừa hay lại đụng phải Đỗ tam công tử đang mở tiệc đãi khách ngoài sân vườn, các hoạ sĩ nổi danh gần Gia Hưng đều tề tựu trong bữa tiệc. Đỗ tam công tử lại bất giác xấu hổ, đành mỉm cười giới thiệu Lý Học đài với mọi người.
(*) Học đài: Tên gọi chung cho quản lý học thuật.
Hoài Băng gặp phải cảnh này thì không khỏi ngượng ngùng, thậm chí còn không thấy thoải mái để bắt chuyện. Nhưng nàng đã tuân theo gia giáo từ nhỏ, khi giao tiếp với người khác thì sẽ không bộc lộ tâm tính ra ngoài. Dù sao khách khứa cũng đều là nam nhân, một nữ tử như nàng ở trong đó khá bất tiện, Lý Học đài muốn để nàng đến nhà nhỏ gần đó chờ, nhưng lại thấy nàng vẫn luôn đi theo phía sau Đỗ tam công tử. Bất luận là y châm trà, phẩm trà, hay là thưởng hoạ, ký chữ thì nàng đều đi theo kéo lấy góc áo của y.
Có vị khách lấy bức tranh đã vẽ xong của Đỗ tam công tử đến để trêu chọc nàng: "Bức tranh này thế nào, mời Lý tiểu thư bình phẩm."
Nàng ngẩng đầu, thấy Đỗ tam công tử đang giữ ống tay áo uống trà, cúi đầu xuống, nét mặt trầm tĩnh, có vẻ như đang không chú ý đến bên này. Nàng cẩn thận ngắm nghía bức tranh này, là vẽ lại《Thước Hoa thu sắc đồ》của Triệu Mạch Phủ. Trong lòng suy ngẫm một lát, nghiêm túc đáp: "Bút ý rất giống Triệu Tùng Tuyết, có nhiều điểm cứng cáp hơn. Nhưng khi Triệu Tùng Tuyết vẽ《Thước Hoa thu sắc đồ》đã là tuổi tứ tuần, nhân sĩ lâu năm, vì thế bút ý vốn đã mang nặng cảm giác tang thương. Còn nét bút của công tử lại thể hiện được phong thái thiếu niên."
Một cô bé mười hai tuổi như thế từ tốn đáp lại, giọng nói trong trẻo dễ nghe, cách diễn đạt có chừng mực. Những người đang ngồi gần đó đều kinh ngạc, trả lời như vậy là đang khen ngợi Đỗ tam công tử, lại không bị tăng bốc quá đà, đúng là vô cùng chu toàn. Nhưng lúc này đột nhiên có người hỏi lại: "Nói vậy thì, Lý tiểu thư từng nhìn thấy bức tranh gốc của Triệu Tùng Tuyết rồi sao?"
Mọi người ở đây đều biết nguyên hoạ《Thước Hoa thu sắc đồ》của Triệu Mạch Phủ được cất ở trong Song Kiếm Các, Đỗ tam công tử vô cùng quý trọng, chưa từng cho ai xem qua. Giờ phút này có người vừa nhắc đến thì ánh mắt nhìn Hoài Băng lập tức thay đổi.
Hiển nhiên Hoài Băng còn đang ngẩn người. Mấy năm trước nàng thường xuyên ra vào Song Kiếm Các, sớm đã ngắm nhìn hết mấy trân bảo ở trong Các cả rồi, đâu có biết được tầm quan trọng trong đó. Lý Học đài nhíu nhíu mày, đang định lên tiếng thì Đỗ tam công tử lại mỉm cười đáp: "Lý tiểu thư huệ chất tâm lan (*), trước kia từng muốn theo Đỗ tam học vẽ. Đỗ tam sợ sẽ làm chậm trễ cô bé nên cũng chỉ dạy cô ấy học về cổ nhân thôi."
(*) Huệ chất tâm lan: ý chỉ người cao nhã, thanh khiết.
Thì ra là thế. Mọi người tấm tắc ngợi khen, đều nói Đỗ tam công tử khiêm tốn. Hoài Băng nghe hiểu một nửa lời Đỗ tam công tử nói, chỉ biết là y đang nói dối. Mình chưa từng muốn theo y học vẽ. Mà nếu như theo y học vẽ, vậy chẳng phải sẽ phải gọi y là sư phụ sao? Nghĩ đến đó, trong lòng lại càng không vui, suýt nữa đã thể hiện ra mặt.
Lúc này Lý Học đài lại cười nói: "Đỗ tam công tử nào có nói như vậy bao giờ đâu. Nếu được Đỗ tam công tử chỉ dạy vẽ tranh, vậy thì đó là phúc ba đời của khuyển nữ rồi."
Đỗ tam công tử chỉ cười mà không nói, ánh mắt cũng chưa nhìn Hoài Băng lấy một lần. Lý Học đài liếc mắt nhìn con gái một cái, lại nói: "Nếu các vị ủng hộ, không bằng hôm nay lập tức ước định bái sư tại đây luôn đi!"
Mọi người đều ồn ào tán thưởng. Hoài Băng dẩu môi, phong thái đối đáp nghiêm cẩn lúc vừa rồi kia đã biến mất hoàn toàn, chỉ còn lại khuôn mặt phụng phịu phù hợp với độ tuổi. Lý Học đài kéo cánh tay nhỏ bé của nàng, thấp giọng dỗ dành: "Không phải con thích Đỗ tam công tử sao? Để y là sư phụ của con, giúp con học vẽ, không tốt sao?"
Dường như cha nàng vẫn còn đang coi nàng như một cô bé có thể dỗ dành. Nàng cũng biết không thể vứt bỏ mặt mũi của phụ thân, nhưng để nàng phải tiến bước này thì bản thân nàng tuyệt đối không thể làm được. Song vào lúc này, Đỗ tam công tử lại đưa cho nàng một cây bút.
Mọi người lại ồ lên, thì ra là một cây bút tán trác (*) tốt, tộc Gia Cát thị ở Tuyên Châu đã dùng lông thỏ ở Trung Sơn chế thành. Giai, Hành, Thảo, Lệ hay bất kỳ kiểu chữ nào cũng đều có thể tuỳ ý chuyển đổi, cực kỳ thích hợp với người mới bắt đầu học. Đỗ tam công tử đưa cây bút này cho Hoài Băng, dáng vẻ dỗ dành nàng giống như lúc đưa hạt vừng kia cho nàng, cười rất đỗi dịu dàng và thân thiện: "Ước định thì không cần đâu. Nếu Lý tiểu thư muốn học vẽ, Đỗ tam luôn sẵn lòng chờ."
(*) Bút tán trác: Tên một loại bút đời Đường Tống, còn có tên là Chư Cát bút, thuộc loại bút Tuyên. Loại bút này phần đầu bút không có trụ, không phân ra phần tâm và phần chung quanh, mà là dùng 2 loại hoặc 1 loại lông thú cắm so le mà thành, cứng mềm đều thích hợp với người dùng. Lông bút dài khoảng nửa thốn, 1 thốn giấu vào trong thân bút, một cây có thể ngang bằng mấy cây bút loại khác. Loại bút này do họ Chư Cát ở Tuyên Châu sáng chế đầu tiên, rất được người Đường Tống ưa thích. (Nguồn: thuhoavn)
5.
Lý Học đài về quê ở một thời gian, chỉ có mười ngày nghỉ, sau mười ngày phải trở lại tại chức. Mà với khoảng thời gian mười ngày này, Hoài Băng không đến Song Kiếm Các học vẽ tập viết thì cũng là ở nhà tập viết luyện vẽ. Ngày nào cũng rèn luyện trong bút với mực, đến mức mất ăn mất ngủ. Những người khác đều không biết nàng làm gì trong Song Kiếm Các, chỉ biết cuốn viết văn nàng mang về ngày càng nhiều hơn. Tuy vậy, nhưng để một cô bé mười hai tuổi phải học thư pháp và hội hoạ trong vòng mười ngày, cũng không phải là một chuyện dễ dàng.
- -
Bút ký này vốn không miêu tả mười ngày đó nhiều lắm. Tổ mẫu chỉ nói, năm người tám tuổi đã rong chơi trong Song Kiếm Các, chỉ xem những thứ mới lạ. Bây giờ nhìn lại, cảm thấy năm đó thật giống người mù vào chợ quý, kẻ điếc nghe tiếng trời, đúng là phí phạm của trời. Trong Song Kiếm Các không chỉ trưng bày thi hoạ của cổ nhân, mà còn có cả tâm huyết thu thập và bài trí của chủ nhân. Người càng nghiêm cứu sâu thì càng cảm nhận được dụng tâm của Đỗ tam công tử trong đó.
Ví dụ như nói, Đỗ tam công tử thích nhất chính là tranh của Triệu Mạch Phủ, bộ sưu tập hầu như đều là những bức hoạ tốt nhất của ông trong những năm cuối đời. Ngoài ra, các thời Hoàng, Vương, Ngô y cũng từng đọc qua, nhưng đều cho rằng không sánh bằng Tùng Tuyết. Đuổi về phía trước đó, Đỗ tam công tử không thích tranh Tống. Mà được ngắm nhìn nhiều nhất chính là của Ma Cật (*) thời Đường, mấy cuốn độc phẩm trong nước của Thái Bạch (*). Thường nói rằng trong đó có ý vị thời Thịnh Đường, vượt xa người Tống. Nếu bàn đến thư tịch, dĩ nhiên là thiếp thời Tấn đứng đầu. Mỗi lần mở thiếp ra xem, Đỗ tam công tử đều phải chay tịnh trước ba ngày, tắm gội dâng hương, sau đó lấy ra《Khoái tuyết thời tình thiếp》của Vương Hữu Quân (*), hoặc là bản phỏng lại của《Lan Đình Tập Tự》, ngồi thiền định suy ngẫm, để mặc thời gian trôi.
(*) Ma Cật: hay còn gọi là Vương Duy, là một nhà thơ, họa sĩ nổi tiếng thời Đường. Vì có niềm tin mãnh liệt vào Phật giáo nên ông còn được mệnh danh là "Phật Thơ"(Nguồn:gushiwen)
(*) Thái Bạch: tên tự của Lý Bạch, nhà thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Quốc.
(*) Vương Hữu Quân: hay còn họi là Vương Hi Chi, là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.
- -
Mười ngày sau, Lý Học đài phải rời khỏi Gia Hưng, nhưng dù thế nào Hoài Băng cũng không chịu rời đi. Lúc này lão tổ mẫu của Lý Học đài, vị trưởng lão đáng kính nhất ở quê hương của Lý gia đã kéo Lý Học đài đến từ đường nói chuyện suốt một đêm. Khi Lý Học đài trở ra thì đã đồng ý để Hoài Băng ở lại Gia Hưng, tiếp tục theo Đỗ tam công tử học vẽ.
Những gì mà bọn họ nói trong từ đường, tất nhiên Hoài Băng nhỏ tuổi không thể biết được, chỉ hồn nhiên thầm vui mừng vì mình có thể tiếp tục ở cạnh Đỗ tam công tử. Nhưng một thời gian sau, nàng thầm hồi tưởng lại, ước chừng lúc ấy, lão thái thái – tổ mẫu nói với phụ thân, hẳn là chuyện muốn tìm cho nàng một hộ nhà ở quê để xuất giá nhỉ.
Đến cả Đỗ tam công tử, cho dù gia tài bạc triệu, nhưng suy cho cùng vẫn là xuất thân thương nhân, không xứng với một dòng dõi Đề học trên tỉnh. Huống chi hiện giờ cả Gia Hưng ai ai cũng biết Đỗ tam công tử là sư phụ dạy vẽ tranh của Hoài Băng, sẽ không có ai gây rối truyền ra vài lời đồn nhảm. Những lời như vậy, dĩ nhiên là quá đủ để an ủi một Lý Học đài yêu thương con gái.
Dù có thế nào, phụ thân đã đi nhậm chức, Hoài Băng càng chạy đến Song Kiếm Các nhiều hơn, thậm chí đôi lúc nàng còn qua đêm ở đó. Nha hoàn đi theo nàng bẩm báo lại với lão thái thái trong nhà, nói rằng tiểu thư và Đỗ tam công tử ngồi song song trên đệm hương bồ trong hương thất (chỗ thờ Phật) ngắm tranh, ngồi suốt cả một ngày một đêm. Hai người không nói chuyện dù chỉ một câu, khi đói mới gọi đến để dùng bữa, ăn xong thì lại tiếp tục ngồi.
Cho dù như vậy, lão thái thái vẫn luôn không yên tâm. Có một lần lấy cớ có hứng ra cửa, trên đường đi lại đổi hướng đến Song Kiếm Các. Người gác cửa còn chưa kịp báo cáo, lão thái thái đã xông vào trong Các, lại thấy chắt gái nhà mình đang ngồi nghiêm chỉnh trước bàn vẽ, tay cầm bút vẽ nhíu mày suy tư. Mà Đỗ tam công tử lại đang đứng một bên vừa lật sách vừa thấp giọng nói: "Con cũng không cần cưỡng ép bản thân đâu, ý vị của hội hoạ cần phải tốn rất nhiều năm tích luỹ học hỏi. So với ngày ngày luyện vẽ, chi bằng dành thời gian để đọc sách thì hơn."
Lúc y nói lời này thật sự rất giống một lão tiên sinh tài hoa trác tuyệt mà lạnh lùng nghiêm túc. Lão thái thái thấy phong thái đó của y, cuối cùng cũng yên lòng.
Mà kể từ lúc đó, Hoài Băng đã dành phân nửa thời gian vẽ tranh ra để đọc sách. Đỗ tam công tử đưa sách đến cho nàng đọc. Lần đầu tiên đưa đến một cuốn sách thời Tống, bản thân nàng xem không hiểu. Người nhà nhìn thấy thì đều biến sắc, một mực bắt Hoài Băng phải trả lại. Hoài Băng trộm giấu đi ba bốn cuốn, còn lại đều ôm về Song Kiếm Các. Đỗ tam công tử cũng không để ý lắm, phất phất tay bảo nàng để vào chỗ cũ, thậm chí còn không kiểm kê lại lần nào.
Hoài Băng tin rằng, hẳn là y không biết mình đã trộm giấu đi vài quyển. Nếu không với tính cách của y, chắc chắn sẽ không chịu để yên.
- -
Đọc đến đây, ta cũng không kìm được mà bật cười, chỉ cảm thấy vị tổ mẫu này thời trẻ đơn thuần đến đáng yêu. Đỗ tam công tử đã nói rõ là muốn tặng cho người, làm sao có thể nói là không chịu để yên được chứ? Nhưng với một người sưu tầm bảo vật lâu năm, một vị công tử văn nhã trong Các không nhiễm bụi trần mà nói, tuyệt đối không thể kiểm kê những đồ mà người khác gửi trả về. Cho nên chỉ có một cách giải thích, đó chính là trong lòng Đỗ tam công tử đã biết rõ là người đã giấu sách của mình đi, nhưng lại không vạch trần, để mặc cho người làm kẻ trộm.
Dường như mọi tâm tính của y đối với người đều là kiểu thái độ này.
1.
Long Khánh năm thứ ba, nơi quê nhà truyền đến tin phụ thân qua đời. Ta từ bỏ chức quan nhàn hạ ở Bắc Kinh, khi trở lại vùng quê Vô Tích, phụ thân quá cố đã đi được hơn mười ngày. Do thời tiết nóng bức, đóng đinh lên quan tài, sau đó chỉ đặt trong từ đường trông về phía xa xa đợi ta trở về. Rồi từ đó ta cần lo liệu toàn bộ tang sự. Vô Tích thuộc một khu vực nhỏ, Chu gia ta lại nhiều chỗ thân thiết. Bằng hữu thân quen trước kia biết việc ta về quê lo liệu tang sự, tất cả đều đến phúng viếng. Nhất thời bận tối mắt tối mũi, nhưng cũng phần nào vơi bớt bi thương.
Chờ đến lúc hạ táng, ta ở trong một ngôi nhà nhỏ cạnh nhà cũ, làm theo quy định chịu tang phụ thân ba năm, lâu dần cũng được nhàn rỗi nhưng lại sinh ra nhàm chán. Thỉnh thoảng mẫu thân có đến thăm ta, kể cho ta nghe về chuyện xưa của phụ thân, mắt còn ngân ngấn lệ. Thế nên ta đành khuyên bà không cần đến nữa. Nhưng những người thân cũ khác họ biết ta ở một mình sẽ thấy buồn chán, thời gian chịu tang lại không được uống rượu mua vui nên đôi khi cũng ghé thăm một lát. Nói chuyện với họ không giống như lúc nói chuyện với mẫu thân, cuối cùng cũng được thả lỏng hơn chút.
Bỗng một hôm ta nhớ tới ở Gia Hưng cách Vô Tích không xa có một khu thắng cảnh phong nhã, có lẽ sẽ đi qua đi lại được, bèn hỏi bọn họ: "Mọi người có biết Song Kiếm Các không?"
Nhưng các bằng hữu chỉ ngơ ngác nhìn nhau: "Huynh đang nói đến Gia Hưng Song Kiếm Các Đỗ tam công tử sao?"
"Đỗ tam công tử nào cơ?" Ta lại không rõ lắm: "Khi còn nhỏ ta đã từng nghe nói về vùng đất trù phú cất giấu vô số bảo vật, không những vậy còn có cả thư tịch thời Tấn cùng những bức hoạ thời Nguyên – thì ra chủ của nơi đó họ Đỗ à? Hay là đưa ta đi xem thử đi?"
Bằng hữu liên tục xua tay: "Nói ngớ ngẩn gì vậy. Song Kiếm Các kia đã sớm bị phá vào năm mươi năm trước rồi. Khi huynh còn nhỏ đã nghe được ở đâu vậy!"
Ta ngớ người: "Vậy, những món đồ được cất giữ kia đâu rồi?"
"Ai mà biết." Vị bằng hữu thở dài: "Năm đó Song Kiếm Các kia danh tiếng vang xa, nghe nói còn nhiều kiệt tác hơn cả kho tàng Tấn Tống. Tiếc là con cháu Đỗ gia bất hiếu, sợ là bảo vật Song Kiếm Các đã bị lưu lạc nhân gian hết rồi."
Nói đến Song Kiếm Các, khi còn nhỏ đúng là đã từng nghe qua vài lời nói thoảng bên tai, hình như là phụ thân từng nói với giọng hâm mộ về các thư pháp và bảo vật trong Song Kiếm Các. Chưa cần kể đến ngói Chu Di Hán, thứ mà phụ thân ngưỡng mộ nhất chính là các bản mẫu thời Tống, Đường ở đó. Ngoài ra còn có những bức tranh của Triệu Mạch Phủ, Hoàng Công Vọng. Có điều bây giờ cẩn thận nghĩ lại, có lẽ giọng của ông không chỉ có hâm mộ, mà mang nhiều tiếc nuối hơn.
Bằng hữu nhìn ta, trong mắt còn mang theo vài tia kỳ quái: "Dư Minh biết nhiều điều về chuyện cũ nơi thanh nhã đó nhất mà cũng không biết chuyện Song Kiếm Các bị phá sao?"
Quả thật ta vẫn luôn tự xưng là kẻ phong lưu, nhiều năm trôi qua cũng có chút thu hoạch. Trước mặt đám bằng hữu này khoe khoang khoác lác nhiều thành quen, lúc này làm sao mà chịu thừa nhận được, bèn pha trò cười nói: "Sao hả, sao hả! Cũng tại cô đơn quá thôi, còn quên cả chuyện lớn thế này. Chê cười, chê cười rồi!"
Thế nên ta đành từ bỏ suy nghĩ đang dâng trào, nhưng trong lòng vẫn không khỏi băn khoăn: Nếu như Song Kiếm Các nổi danh như vậy, sao hiếm khi mình mới được nghe nói về nơi đó nhỉ? Vì thế bèn đi lật lại những lời đề bạt (*) của các tiền nhân đi trước, sau đó mới phát hiện chỗ nào có Song Kiếm Các thì đều kèm theo bóng dáng của Đỗ tam công tử. Nói rằng báu vật của cả hai triều đại Hoằng Trị, Chính Đức phân nửa đều ở trong Song Kiếm Các. Đỗ tam công tử cũng là một bậc thầy hội hoạ, hoạ sĩ kiệt xuất lúc đương thời--- Cái mặt già này của ta không khỏi lúng túng. Một nhân vật thế này, một bảo địa như vậy, hơn nữa nhà cũng cách Gia Hưng không xa, uổng cho ta thân là sĩ tử, thế mà lại nông cạn không biết gì cả!
(*) Đề bạt: là thuật ngữ thư pháp; đề và bạt thường là từ cú của là của bạn bè, thầy học hoặc người đời sau, nội dung là lời bình thuật, ký sự hoặc dùng câu thơ lời văn đã có sẵn từ xưa để so sánh ví von nhằm xưng tụng, tán dương nội dung hoặc hình thức bức thư pháp; có khi là lời văn của người đời sau khảo chứng về nội dung tác phẩm vể sự thật giả của tác phẩm. (Nguồn:thuphapdungpham)
Mấy ngày sau, mẫu thân ta lại tới lần nữa. Lần này, bà bảo ta đi sắp xếp lại di vật của tổ mẫu.
Vị tổ mẫu này là đích tổ mẫu của ta. Cả đời người không có con cái nên bèn coi mấy đứa con của thiếp thất như con ruột của mình, trong đó có cả trưởng tử là phụ thân ta. Mẫu thân nói, bởi vì sau khi tổ mẫu qua đời thì di vật đều do phụ thân trông nom. Bây giờ phụ thân không còn nữa, bà vốn định cất giữ một chút nhưng lại phát hiện có vài bảo vật là của tổ mẫu thường dùng khi còn trẻ. Bà không hiểu biết nhiều lắm, vả lại cũng sợ bản thân tay chân vụng về nên đành đến mời người trí thức trong nhà là ta đến xem thử.
Chuyện thời trẻ của tổ mẫu, thật ra ta chưa nghe qua bao giờ. Hình như từ khi ta bắt đầu có ký ức thì tổ mẫu đã không còn màng đến thế sự, nhiều năm vẫn chỉ luôn ở trong Phật đường niệm kinh. Tất cả những gì đọng lại trong tâm trí ta chỉ là một dáng vẻ già nua ẩn dật trong một Phật đường lượn lờ hương khói. Không lâu sau đó, tổ mẫu đã qua đời. Dù sao cũng chẳng bận việc gì, ta bèn đi theo mẫu thân vào căn phòng mà tổ mẫu từng ở. Đồ đạc bên trong vẫn có thể gọi là ngăn nắp, nhưng đã bị phủ một lớp bụi dày. Đến lúc dọn dẹp lại rồi.
Bên cạnh cửa sổ là một bàn đọc sách. Sách trên bàn đền nguyên vẹn, còn đặt cả một bình sứ men xanh. Bên cạnh bàn đọc là một kệ sách lớn, gần bàn đọc xếp đầy bao đựng thư với đủ mọi kiểu dáng, đoán chừng tổ mẫu hay phụ thân thường mở thư ra đọc, không thể coi là quá hiếm lạ. Nhưng sâu trong kệ sách vẫn còn một vài cuốn thư tịch, ta cẩn thận lấy ra rồi kinh ngạc nhảy dựng lên: Không ngờ đây đều là bản thời Tống!
Với người trí thức mà nói, thư tịch thời Tống không khác gì một báu vật quý hiếm trên đời, trân quý hơn bất kỳ bảo vật nào. Vậy nên ta bắt đầu thấy kính nể với đồ vật ở trong căn phòng này, mỗi khi xem xét xong thì đều nhìn theo một ánh mắt khác. Tiếc là thư tịch thời Tống cũng chỉ có ba bốn cuốn như vậy, không còn hoàn chỉnh nguyên vẹn, phần lớn chỉ để làm đồ trang trí phong nhã.
Có lẽ tổ mẫu cũng là người thích sưu tầm. Một gian phòng đọc nho nhỏ thế này, còn chưa tính đến phòng ngủ bên trong thì đã cất giữ rất nhiều đồ rồi. Có lẽ mẫu thân nói bà không thể giải quyết, chắc là mấy thứ này nhỉ? Nhưng nhìn vẻ bề ngoài, những bình sứ tế lễ cổ đều không thể gọi là đáng giá được, còn không tốt bằng lư hương thời Thành Hoá hay tách trà ngũ sắc thời Tuyên Đức...Ta vừa xem vừa bình phẩm trong lòng. Thật ra ta đang quyến luyến không muốn rời đi, lúc này chân lại vô tình đá phải một chiếc rương, cuốn trục lập tức rơi ào ào ra ngoài.
Trong lòng ta hoảng hốt, vội vàng ngồi xổm xuống dọn lại. Mấy quyển trục bung ra, để lộ nội dung bên trong. Hoá ra đều là tranh thuỷ mặc, màu sắc hơi cũ, trang giấy đã ố vàng. Ta cẩn thận mở từng cái một, lập tức thấy hoàng hôn, núi non, sông dài, lữ nhân, từng bức từng bức hiện ra trước mắt. Bút ý (*) sâu xa, khiến cho tâm trí người khác phải rung động. Lòng ta không khỏi thầm khen một câu tranh đẹp. Thế nhưng lại không thể nhận ra là nét hoạ của vị cố nhân nào, chỉ cảm thấy cách dùng màu sắc giống với Triệu Tùng Tuyết (*). Nhưng so với triều đại nhà Nguyên thì bức hoạ này lại mới hơn chút.
(*) Bút ý: Trong việc viết chữ, vẽ tranh, vận bút theo ý tưởng đã suy nghĩ hoặc ý tưởng nảy sinh bất ngờ, đạt giá trị thẩm mỹ cao, trong không gian chuyển vận của đường bút thể hiện được phong cách gọi là bút ý.
(*) Triệu Tùng Tuyết: còn gọi là Triệu Mạnh Phủ, là một hậu duệ thuộc dòng dõi vua Huy Tông nhà Tống và đồng thời là một học giả, họa sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng Trung Quốc thời nhà Nguyên.
Ta vội vàng chuyển tầm mắt xuống chữ ký phía cuối bức hoạ---
Tháng Năm năm Hoằng Trị thứ mười hai, Gia Hưng Đỗ Nguyên Kỳ đề tặng tài nữ Hoài Băng.
2.
Ta ngẩn người, xem thêm mấy cuốn khác, vẫn đều là chữ ký của người này – Gia Hưng Đỗ Nguyên Kỳ. Về thời gian thì đều nằm trong khoảng năm năm từ Hoằng Trị thứ mười bốn đến Hoàng Trị thứ mười tám. Ta cầm những cuốn trục này đứng lên, ngẩn ngơ một lát mới nhớ tới Đỗ tam công tử - vị chủ nhân của Song Kiếm Các kia, tên huý đúng là Nguyên Kỳ.
Nhưng người đời vẫn luôn lưu truyền lời đề bạt cùng tranh vẽ, chữ ký của Đỗ tam công tử đều là "Đỗ chủ nhân Song Kiếm Các" hay "Gia Hưng Đỗ Tam" vừa đơn giản mà kiêu ngạo. Điều này khiến ta hồi tưởng một lúc lâu, không thể không nghi ngờ rằng những bức tranh này là đồ giả.
Có điều, một cái tên khác được viết chung, ta lại cực kỳ quen thuộc – Lý Hoài Băng, chính là tên huý của tổ mẫu ta.
Nếu không phải là đồ giả, vậy mà Đỗ tam công tử kia lại tự đề tên thật của mình lên bức hoạ tặng đi, đó là một thái độ cực kỳ tôn trọng và lễ độ. Điều này có phần không phù hợp với một Đỗ tam công tử keo kiệt ngạo mạn mà tiền nhân biết đến. Nghĩ đến việc tổ mẫu từng liên lạc với Đỗ tam công tử này, mà Đỗ tam công tử rất coi trọng tổ mẫu nên mới tặng nhiều tranh vẽ như vậy, hơn nữa còn tự hạ mình nhún nhường.
Nhưng mà, ta lại chưa từng được nghe nói rằng tổ mẫu lại tài hoa như vậy, có thể khiến cho một tài nhân như Đỗ tam công tử gọi một tiếng "tài nữ". Huống hồ xét theo tuổi tác, tổ mẫu ta sinh vào Hoằng Trị năm thứ hai, e là nhỏ hơn Đỗ tam công tử hơn mười tuổi đấy nhỉ?
Ta càng ngẫm nghĩ thì lại càng không giải thích được. Nhớ lại bình thường cha mẹ luôn không nói một chữ về chuyện của tổ mẫu, đến cả Đỗ tam công tử có liên quan đến việc này bọn họ cũng chưa từng nhắc tới. Ta mơ hồ cảm thấy mình đã phát hiện ra bí mật của thế hệ trước, nhưng tuyệt đối không thể tìm người trong nhà để dò hỏi.
Song lòng hiếu kỳ lại trỗi dậy, hơn mười ngày liên tiếp ta nhốt mình trong phòng cũ của tổ mẫu để tìm kiếm khắp nơi, ngoài miệng thì nói với mẫu thân rằng muốn yên tĩnh sửa sang lại đồ cũ. May mà trời cao không phụ, cuối cùng ta cũng tìm được một cuốn bút ký kẹp trong ván giường kép.
Chữ viết trong bút ký rất đẹp, hiển nhiên là chữ của nữ tử. Ta cũng thấy rất quen mắt, đây chính xác là nét chữ chép kinh Phật của tổ mẫu mà ta thường thấy khi còn nhỏ. Ta không kìm nén được phấn khích trong lòng, rửa tay dâng hương rồi trải cuốn bút ký bên cửa sổ đầy nắng ấm, trịnh trọng mở trang đầu tiên ra.
"Ngày Nhâm Tý hai mươi hai tháng Tám năm Hoằng Trị thứ chín, gia phụ đến Song Kiếm Các xem bảo vật. Khi ấy ta tám tuổi, nhân lúc vui vẻ đã đi cùng. Năm đó Tử Ước còn trẻ, đã tặng ta một hạt vừng vi điêu (*). Trên đó khắc đình đài lầu gác, nước chảy qua cầu, hai ông lão chơi cờ bên bờ sông. Một bên cau mày trầm tư như không tự đắc, một bên vuốt râu mỉm cười như đã tính trước. Thế giới vô tận, ẩn trong hạt vừng, có thể gọi là kỳ quan. Ta cực kỳ vui sướng, ngắm nghía cả ngày. Khách khứa cười ta ngốc ngếch, Tử Ước cũng cười."
(*) Vi điêu (hay còn là chạm khắc vi mô): bộ môn nghệ thuật chạm khắc sự vật ở tỉ lệ từ nhỏ đến rất nhỏ, là một nghề thủ công tinh xảo kết hợp tinh hoa truyền thống của Trung Quốc và là một nhánh của nghệ thuật chạm khắc vi mô thế giới.
3.
Năm Hoằng Trị thứ chín, Lý Hoài Băng tám tuổi theo chân phụ thân đến Song Kiếm Các lần đầu tiên. Năm đó Đỗ tam công tử mới chỉ hai mươi lăm nhưng đã nổi danh bên ngoài. Gia sản nhà y phong phú, thích thu thập báu vật, vì trân phẩm mà không ngại vung tiền như rác, cả một toà Song Kiếm Các lớp đến vậy mà rất nhanh đã được lấp đầy ắp. Văn nhân Giang Nam muốn vào nội các xem xét thì đều phải vắt óc suy nghĩ tìm cách. Phụ thân của Hoài Băng, Lý Bình Kính từng được ban chiếu nhậm chức ở Hàn Lâm Viện nhưng vẫn phải nhờ cậy nhiều quan hệ, cuối cùng hôm nay mới có thể vào thăm thú Song Kiếm Các.
Hoài Băng hãy còn là một đứa bé tám tuổi, mặc dù đã được hun đúc thư hương từ nhỏ nhưng vẫn là quá sớm để đủ tư cách đi vào nội các. Đỗ tam công tử bèn phân phó hạ nhân dẫn nàng ra sảnh chính chờ. Vì muốn giúp nàng đỡ nhàm chán trong khi chờ đợi, Đỗ tam công tử đã lấy một hạt vừng nho nhỏ ra, lại nhét vào tay nàng một chiếc gương cầu lồi của phương Tây làm bằng thủy tinh bóng loáng.
Nàng cẩn thận nâng niu hạt vừng kia rồi ngẩng đầu ngơ ngác nhìn y.
Y cười nói: "Đây là đồ chơi mà ta thích từ nhỏ, bé con cầm chơi đi."
Y dạy nàng chiếu gương cầu lồi vào hạt vừng, ghé mắt lại gần thấu kính để nhìn kỹ hơn. Nàng thấy rõ những hình được điêu khắc trên hạt vừng, tức khắc hít hà một hơi-
Đình đài lầu gác, hành lang gấp khúc, ở giữa điểm xuyết một vài khe nước quanh co uốn lượn. Trên bàn đá cạnh con nước bày một ván cờ, hai ông lão ngồi đối diện nhau. Một người lâm vào trầm tư, gõ nhịp lên bàn cờ; một người vui vẻ mỉm cười, ngẩng đầu vuốt vuốt râu.
Cỏ cây tươi tốt, gió thoảng nhè nhẹ, như nghe thấy âm thanh, như hoà vào khung cảnh...Mà hết thảy những điều này, chỉ là những hình chạm khắc vô cùng khéo léo trên hạt vừng mà thôi.
Ngày hôm đó Lý Đãi chiếu (*) ở trong Song Kiếm Các quyến luyến quên cả lối về. Đưa mắt nhìn lên, ngoài cửa hoàng hôn đã buông xuống, lại thấy con gái vẫn lưu luyến nâng niu hạt vừng kia nhìn chăm chú. Lý Đãi chiếu vốn đã cực kỳ cưng chiều con gái, đành năn nỉ Đỗ tam công tử ra giá bán lại hạt vừng này cho ông. Đỗ tam công tử cười cười, tặng luôn mà không lấy một đồng.
(*) Đãi chiếu: chức quan trong Hàn Lâm Viện, chuyên giữ việc văn chương, phê đáp, là bề tôi văn học tuỳ tùng, tức là người phục vụ, trợ lý công tác giấy tờ cho vua.
Trước đó Lý Đãi chiếu thường hay nghe những chuyện vặt về Đỗ tam công tử này. Mặc dù y tiền bạc đầy mình, nhìn trúng trân bảo nào cũng thu nạp không chớp mắt, nhưng về phương diện khác thì lại thừa hưởng cái thói tính toán chi li của phụ thân làm thương nhân. Từ xưa tới nay có rất ít sĩ phu được phép lên khu cất giữ đồ của y để xem, thường phải nhiều người ra mặt cầu xin, đó là một thí dụ. Lúc này Lý Đãi chiếu thấy y hào phóng, một bên nghĩ có lẽ hạt vừng vi điêu kia cũng không đáng giá lắm, một bên lại cảm thấy lời đồn đại trên phố cũng không quá chân thật, nên đã nhìn Đỗ tam công tử với con mắt khác.
Sau đó mấy lần Lý Đãi chiếu tới cửa, Đỗ tam công tử cũng đều lấy lễ làm thân, hai nhà dần dần kết giao tình nghĩa. Hoài Băng đang trong độ tuổi ham chơi thích đùa, lần nào phụ thân có hẹn đến Song Kiếm Các thì nàng cũng đòi đi theo. Các đại nhân trò chuyện cầm kỳ thư họa, nàng nghe không hiểu lắm. Nhưng lần nào Đỗ tam công tử cũng đưa cho nàng chút đồ nhỏ xinh để chơi, bởi vậy nên nàng chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán.
Y luôn mỉm cười nhìn nàng, đôi khi còn nói chuyện với nàng vài câu, giống như không hề xem nàng là một đứa trẻ còn chưa hiểu chuyện. Nàng dần thân thiết với y hơn, buổi tiệc trà nào cũng phải ngồi cùng bàn bên cạnh y, nhìn cử chỉ phong thái của y, nhìn y tiếp khách hàn thuyên, nhìn y uống trà uống rượu, tựa như nhìn mãi cũng không chán.
4.
Đã đề cập trước đó, phụ thân của Hoài Băng, cũng chính là ông cố ngoại của ta, từng nhậm chức Đãi chiếu ở Hàn Lâm Viện. Mà tuy Gia Hưng Lý thị không được coi là giàu nhất vùng nhưng chung quy gia sản phong phú, hơn nữa mấy đời nối tiếp nhau đều thi khoa cử làm quan, dòng dõi thư hương, hoàn toàn bất đồng với đồng hương Đỗ thị lấy buôn bán muối để lập nghiệp. Kể ra cũng thật xấu hổ, tổ tiên Chu gia ta cũng làm buôn bán ở Giang Tả, tính theo dòng dõi thì xem ra tổ mẫu gả cho tổ phụ cũng là gả thấp rồi. Đây là chuyện ngoài lề thôi.
Sĩ phu kết gia với thương nhân, tuy nhà thương nhân văn nhã cao sang, nhưng chung quy cũng vướng một lớp ngăn cách, khó mà thân mật khăng khít được. Lý Đãi chiếu thấy con gái vui vẻ nên lần nào đến Song Kiếm Các cũng đưa nàng đi theo. Nhưng mà mùa đông năm ấy, Lý Đãi chiếu đến Hồ Quảng chuyển chức thành Đề học (*), đưa theo cả người nhà đi cùng, từ đó đã mất liên lạc với Đỗ tam công tử. Đến khi Hoài Băng gặp lại Đỗ tam công tử thì đã là mùa thu năm Hoằng Trị thứ mười bốn.
(*) Đề học: có nhiệm vụ chung là quản lý giáo dục, phụ trách trường học các cấp và giảng dạy học sinh về các kỳ thi hoàng gia, còn được gọi là sứ thần học thuật. (Theo Baidu)
Khi ấy, tài nghệ vẽ tranh của Đỗ tam công tử đã vang khắp Giang Nam. Trước kia y nổi tiếng với bộ sưu tập của mình, vẫn có rất nhiều sĩ đại phu (*) xem thường y. Đến giờ, ngay cả người đương thời cũng phải khen ngợi tranh thuỷ mặc của y là vô song, lập tức khiến cho giới trí thức phải xấu hổ. Đỗ tam công tử luyện vẽ từ nhỏ, thời trẻ theo thầy học Vô Môn (*), sau đó tự tìm ra con đường riêng. Có lẽ do ngày ngày ở trong Song Kiếm Các đối diện với các dấu tích vĩ đại thời Tống Nguyên, đến cả bút pháp của mình cũng sinh ra cái cảm giác trống trải xa xôi như Triệu Mạch Phủ, đã vượt xa triều đại này, đuổi kịp đến thời Tấn Đường. Tuy nhiên bản tính bủn xỉn keo kiệt của người này vẫn không hề thay đổi chút nào. Nếu có người đến tìm y xin tranh xin chữ hay là xin mua lại đồ sưu tầm thì y sẽ rao giá trên trời, bóc lột kỹ càng, đến một xu cũng không để bị thiệt. Đương nhiên danh tiếng trong giới văn nhân ở Giang Nam không được tốt cho lắm.
(*) Sĩ đại phu: Là danh xưng chung để gọi hàng quan lại bậc trung thời cổ, và cũng thường dùng như một danh xưng phiếm chỉ những người có học thức, danh vọng và địa vị trong xã hội. Sau này, từ sĩ đại phu còn được dùng để nói tới những văn nhân có học thức rộng, tính tình khoan hòa, rộng rãi, được người đời trọng vọng.
(*) Vô Môn (hay còn gọi là trường phái Vô Môn): một trường phái hội họa vào giữa triều đại nhà Minh của Trung Quốc, khởi nguồn từ một nhóm hoạ sĩ ở khu vực Tô Châu và Vô Tích ở phía nam sông Dương Tử lập ra. Vì được hoàng gia đánh giá cao nên trường phái này dần nổi danh và được biết đến rộng rãi.
Hoài Băng vừa đến Hoà Thành (cách gọi khác của Gia Hưng) thì lập tức tìm đến Song Kiếm Các, ngay cả phụ thân nàng cũng không khuyên ngăn được. Năm đó Hoài Băng mười hai tuổi, tính ra cũng đã hiểu chút chuyện đời. Song vì cha mẹ chiều chuộng nên tính tình vẫn giống như một nhóc con, tuy không có dáng vẻ kệch cỡm nhưng cũng thiếu mất nét trang nhã chốn khuê phòng. Trong lòng nàng tràn đầy chờ mong, kéo theo cả phụ thân đi cùng mình đến Song Kiếm Các, nhưng vẫn nhớ kỹ phải biết kiềm chế bản thân. Mặc lên chiếc chân váy nguyệt hoa trắng yêu thích, chiếc áo trắng tinh chỉ thêu vài bông hoa mai ở bên mép. Mà thân váy bên dưới giữa mỗi nếp gấp đều có màu sắc luân chuyển, gió nhẹ thổi qua thì sẽ chuyển động như ánh trăng, dịu dàng như người mặc vậy. Từ khi sinh ra Hoài Băng đã xinh xắn đáng yêu, lúc này đang trong độ tuổi sắp dậy thì, dung nhan như vầng trăng non mới chớm mọc. Chắc chắn bất kỳ ai nhìn thấy cũng sẽ không đành lòng làm phật ý nàng, nên mới có thể dưỡng thành cái tính kiêu căng như vậy nhỉ.
Sau khi thành Lý Học đài (*), Lý Bình Kính còn chưa kịp gửi bái thiếp thì đã bị lôi đến Song Kiếm Các. Nhưng muốn dựa vào giao tình năm đó của mình và Đỗ tam công tử, cùng với thân phận hiện tại của bản thân, dù có thế nào đi nữa thì Đỗ tam công tử cũng không đến mức đóng cửa không gặp đâu. Kết quả gặp thì có gặp được, nhưng vừa hay lại đụng phải Đỗ tam công tử đang mở tiệc đãi khách ngoài sân vườn, các hoạ sĩ nổi danh gần Gia Hưng đều tề tựu trong bữa tiệc. Đỗ tam công tử lại bất giác xấu hổ, đành mỉm cười giới thiệu Lý Học đài với mọi người.
(*) Học đài: Tên gọi chung cho quản lý học thuật.
Hoài Băng gặp phải cảnh này thì không khỏi ngượng ngùng, thậm chí còn không thấy thoải mái để bắt chuyện. Nhưng nàng đã tuân theo gia giáo từ nhỏ, khi giao tiếp với người khác thì sẽ không bộc lộ tâm tính ra ngoài. Dù sao khách khứa cũng đều là nam nhân, một nữ tử như nàng ở trong đó khá bất tiện, Lý Học đài muốn để nàng đến nhà nhỏ gần đó chờ, nhưng lại thấy nàng vẫn luôn đi theo phía sau Đỗ tam công tử. Bất luận là y châm trà, phẩm trà, hay là thưởng hoạ, ký chữ thì nàng đều đi theo kéo lấy góc áo của y.
Có vị khách lấy bức tranh đã vẽ xong của Đỗ tam công tử đến để trêu chọc nàng: "Bức tranh này thế nào, mời Lý tiểu thư bình phẩm."
Nàng ngẩng đầu, thấy Đỗ tam công tử đang giữ ống tay áo uống trà, cúi đầu xuống, nét mặt trầm tĩnh, có vẻ như đang không chú ý đến bên này. Nàng cẩn thận ngắm nghía bức tranh này, là vẽ lại《Thước Hoa thu sắc đồ》của Triệu Mạch Phủ. Trong lòng suy ngẫm một lát, nghiêm túc đáp: "Bút ý rất giống Triệu Tùng Tuyết, có nhiều điểm cứng cáp hơn. Nhưng khi Triệu Tùng Tuyết vẽ《Thước Hoa thu sắc đồ》đã là tuổi tứ tuần, nhân sĩ lâu năm, vì thế bút ý vốn đã mang nặng cảm giác tang thương. Còn nét bút của công tử lại thể hiện được phong thái thiếu niên."
Một cô bé mười hai tuổi như thế từ tốn đáp lại, giọng nói trong trẻo dễ nghe, cách diễn đạt có chừng mực. Những người đang ngồi gần đó đều kinh ngạc, trả lời như vậy là đang khen ngợi Đỗ tam công tử, lại không bị tăng bốc quá đà, đúng là vô cùng chu toàn. Nhưng lúc này đột nhiên có người hỏi lại: "Nói vậy thì, Lý tiểu thư từng nhìn thấy bức tranh gốc của Triệu Tùng Tuyết rồi sao?"
Mọi người ở đây đều biết nguyên hoạ《Thước Hoa thu sắc đồ》của Triệu Mạch Phủ được cất ở trong Song Kiếm Các, Đỗ tam công tử vô cùng quý trọng, chưa từng cho ai xem qua. Giờ phút này có người vừa nhắc đến thì ánh mắt nhìn Hoài Băng lập tức thay đổi.
Hiển nhiên Hoài Băng còn đang ngẩn người. Mấy năm trước nàng thường xuyên ra vào Song Kiếm Các, sớm đã ngắm nhìn hết mấy trân bảo ở trong Các cả rồi, đâu có biết được tầm quan trọng trong đó. Lý Học đài nhíu nhíu mày, đang định lên tiếng thì Đỗ tam công tử lại mỉm cười đáp: "Lý tiểu thư huệ chất tâm lan (*), trước kia từng muốn theo Đỗ tam học vẽ. Đỗ tam sợ sẽ làm chậm trễ cô bé nên cũng chỉ dạy cô ấy học về cổ nhân thôi."
(*) Huệ chất tâm lan: ý chỉ người cao nhã, thanh khiết.
Thì ra là thế. Mọi người tấm tắc ngợi khen, đều nói Đỗ tam công tử khiêm tốn. Hoài Băng nghe hiểu một nửa lời Đỗ tam công tử nói, chỉ biết là y đang nói dối. Mình chưa từng muốn theo y học vẽ. Mà nếu như theo y học vẽ, vậy chẳng phải sẽ phải gọi y là sư phụ sao? Nghĩ đến đó, trong lòng lại càng không vui, suýt nữa đã thể hiện ra mặt.
Lúc này Lý Học đài lại cười nói: "Đỗ tam công tử nào có nói như vậy bao giờ đâu. Nếu được Đỗ tam công tử chỉ dạy vẽ tranh, vậy thì đó là phúc ba đời của khuyển nữ rồi."
Đỗ tam công tử chỉ cười mà không nói, ánh mắt cũng chưa nhìn Hoài Băng lấy một lần. Lý Học đài liếc mắt nhìn con gái một cái, lại nói: "Nếu các vị ủng hộ, không bằng hôm nay lập tức ước định bái sư tại đây luôn đi!"
Mọi người đều ồn ào tán thưởng. Hoài Băng dẩu môi, phong thái đối đáp nghiêm cẩn lúc vừa rồi kia đã biến mất hoàn toàn, chỉ còn lại khuôn mặt phụng phịu phù hợp với độ tuổi. Lý Học đài kéo cánh tay nhỏ bé của nàng, thấp giọng dỗ dành: "Không phải con thích Đỗ tam công tử sao? Để y là sư phụ của con, giúp con học vẽ, không tốt sao?"
Dường như cha nàng vẫn còn đang coi nàng như một cô bé có thể dỗ dành. Nàng cũng biết không thể vứt bỏ mặt mũi của phụ thân, nhưng để nàng phải tiến bước này thì bản thân nàng tuyệt đối không thể làm được. Song vào lúc này, Đỗ tam công tử lại đưa cho nàng một cây bút.
Mọi người lại ồ lên, thì ra là một cây bút tán trác (*) tốt, tộc Gia Cát thị ở Tuyên Châu đã dùng lông thỏ ở Trung Sơn chế thành. Giai, Hành, Thảo, Lệ hay bất kỳ kiểu chữ nào cũng đều có thể tuỳ ý chuyển đổi, cực kỳ thích hợp với người mới bắt đầu học. Đỗ tam công tử đưa cây bút này cho Hoài Băng, dáng vẻ dỗ dành nàng giống như lúc đưa hạt vừng kia cho nàng, cười rất đỗi dịu dàng và thân thiện: "Ước định thì không cần đâu. Nếu Lý tiểu thư muốn học vẽ, Đỗ tam luôn sẵn lòng chờ."
(*) Bút tán trác: Tên một loại bút đời Đường Tống, còn có tên là Chư Cát bút, thuộc loại bút Tuyên. Loại bút này phần đầu bút không có trụ, không phân ra phần tâm và phần chung quanh, mà là dùng 2 loại hoặc 1 loại lông thú cắm so le mà thành, cứng mềm đều thích hợp với người dùng. Lông bút dài khoảng nửa thốn, 1 thốn giấu vào trong thân bút, một cây có thể ngang bằng mấy cây bút loại khác. Loại bút này do họ Chư Cát ở Tuyên Châu sáng chế đầu tiên, rất được người Đường Tống ưa thích. (Nguồn: thuhoavn)
5.
Lý Học đài về quê ở một thời gian, chỉ có mười ngày nghỉ, sau mười ngày phải trở lại tại chức. Mà với khoảng thời gian mười ngày này, Hoài Băng không đến Song Kiếm Các học vẽ tập viết thì cũng là ở nhà tập viết luyện vẽ. Ngày nào cũng rèn luyện trong bút với mực, đến mức mất ăn mất ngủ. Những người khác đều không biết nàng làm gì trong Song Kiếm Các, chỉ biết cuốn viết văn nàng mang về ngày càng nhiều hơn. Tuy vậy, nhưng để một cô bé mười hai tuổi phải học thư pháp và hội hoạ trong vòng mười ngày, cũng không phải là một chuyện dễ dàng.
- -
Bút ký này vốn không miêu tả mười ngày đó nhiều lắm. Tổ mẫu chỉ nói, năm người tám tuổi đã rong chơi trong Song Kiếm Các, chỉ xem những thứ mới lạ. Bây giờ nhìn lại, cảm thấy năm đó thật giống người mù vào chợ quý, kẻ điếc nghe tiếng trời, đúng là phí phạm của trời. Trong Song Kiếm Các không chỉ trưng bày thi hoạ của cổ nhân, mà còn có cả tâm huyết thu thập và bài trí của chủ nhân. Người càng nghiêm cứu sâu thì càng cảm nhận được dụng tâm của Đỗ tam công tử trong đó.
Ví dụ như nói, Đỗ tam công tử thích nhất chính là tranh của Triệu Mạch Phủ, bộ sưu tập hầu như đều là những bức hoạ tốt nhất của ông trong những năm cuối đời. Ngoài ra, các thời Hoàng, Vương, Ngô y cũng từng đọc qua, nhưng đều cho rằng không sánh bằng Tùng Tuyết. Đuổi về phía trước đó, Đỗ tam công tử không thích tranh Tống. Mà được ngắm nhìn nhiều nhất chính là của Ma Cật (*) thời Đường, mấy cuốn độc phẩm trong nước của Thái Bạch (*). Thường nói rằng trong đó có ý vị thời Thịnh Đường, vượt xa người Tống. Nếu bàn đến thư tịch, dĩ nhiên là thiếp thời Tấn đứng đầu. Mỗi lần mở thiếp ra xem, Đỗ tam công tử đều phải chay tịnh trước ba ngày, tắm gội dâng hương, sau đó lấy ra《Khoái tuyết thời tình thiếp》của Vương Hữu Quân (*), hoặc là bản phỏng lại của《Lan Đình Tập Tự》, ngồi thiền định suy ngẫm, để mặc thời gian trôi.
(*) Ma Cật: hay còn gọi là Vương Duy, là một nhà thơ, họa sĩ nổi tiếng thời Đường. Vì có niềm tin mãnh liệt vào Phật giáo nên ông còn được mệnh danh là "Phật Thơ"(Nguồn:gushiwen)
(*) Thái Bạch: tên tự của Lý Bạch, nhà thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Quốc.
(*) Vương Hữu Quân: hay còn họi là Vương Hi Chi, là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.
- -
Mười ngày sau, Lý Học đài phải rời khỏi Gia Hưng, nhưng dù thế nào Hoài Băng cũng không chịu rời đi. Lúc này lão tổ mẫu của Lý Học đài, vị trưởng lão đáng kính nhất ở quê hương của Lý gia đã kéo Lý Học đài đến từ đường nói chuyện suốt một đêm. Khi Lý Học đài trở ra thì đã đồng ý để Hoài Băng ở lại Gia Hưng, tiếp tục theo Đỗ tam công tử học vẽ.
Những gì mà bọn họ nói trong từ đường, tất nhiên Hoài Băng nhỏ tuổi không thể biết được, chỉ hồn nhiên thầm vui mừng vì mình có thể tiếp tục ở cạnh Đỗ tam công tử. Nhưng một thời gian sau, nàng thầm hồi tưởng lại, ước chừng lúc ấy, lão thái thái – tổ mẫu nói với phụ thân, hẳn là chuyện muốn tìm cho nàng một hộ nhà ở quê để xuất giá nhỉ.
Đến cả Đỗ tam công tử, cho dù gia tài bạc triệu, nhưng suy cho cùng vẫn là xuất thân thương nhân, không xứng với một dòng dõi Đề học trên tỉnh. Huống chi hiện giờ cả Gia Hưng ai ai cũng biết Đỗ tam công tử là sư phụ dạy vẽ tranh của Hoài Băng, sẽ không có ai gây rối truyền ra vài lời đồn nhảm. Những lời như vậy, dĩ nhiên là quá đủ để an ủi một Lý Học đài yêu thương con gái.
Dù có thế nào, phụ thân đã đi nhậm chức, Hoài Băng càng chạy đến Song Kiếm Các nhiều hơn, thậm chí đôi lúc nàng còn qua đêm ở đó. Nha hoàn đi theo nàng bẩm báo lại với lão thái thái trong nhà, nói rằng tiểu thư và Đỗ tam công tử ngồi song song trên đệm hương bồ trong hương thất (chỗ thờ Phật) ngắm tranh, ngồi suốt cả một ngày một đêm. Hai người không nói chuyện dù chỉ một câu, khi đói mới gọi đến để dùng bữa, ăn xong thì lại tiếp tục ngồi.
Cho dù như vậy, lão thái thái vẫn luôn không yên tâm. Có một lần lấy cớ có hứng ra cửa, trên đường đi lại đổi hướng đến Song Kiếm Các. Người gác cửa còn chưa kịp báo cáo, lão thái thái đã xông vào trong Các, lại thấy chắt gái nhà mình đang ngồi nghiêm chỉnh trước bàn vẽ, tay cầm bút vẽ nhíu mày suy tư. Mà Đỗ tam công tử lại đang đứng một bên vừa lật sách vừa thấp giọng nói: "Con cũng không cần cưỡng ép bản thân đâu, ý vị của hội hoạ cần phải tốn rất nhiều năm tích luỹ học hỏi. So với ngày ngày luyện vẽ, chi bằng dành thời gian để đọc sách thì hơn."
Lúc y nói lời này thật sự rất giống một lão tiên sinh tài hoa trác tuyệt mà lạnh lùng nghiêm túc. Lão thái thái thấy phong thái đó của y, cuối cùng cũng yên lòng.
Mà kể từ lúc đó, Hoài Băng đã dành phân nửa thời gian vẽ tranh ra để đọc sách. Đỗ tam công tử đưa sách đến cho nàng đọc. Lần đầu tiên đưa đến một cuốn sách thời Tống, bản thân nàng xem không hiểu. Người nhà nhìn thấy thì đều biến sắc, một mực bắt Hoài Băng phải trả lại. Hoài Băng trộm giấu đi ba bốn cuốn, còn lại đều ôm về Song Kiếm Các. Đỗ tam công tử cũng không để ý lắm, phất phất tay bảo nàng để vào chỗ cũ, thậm chí còn không kiểm kê lại lần nào.
Hoài Băng tin rằng, hẳn là y không biết mình đã trộm giấu đi vài quyển. Nếu không với tính cách của y, chắc chắn sẽ không chịu để yên.
- -
Đọc đến đây, ta cũng không kìm được mà bật cười, chỉ cảm thấy vị tổ mẫu này thời trẻ đơn thuần đến đáng yêu. Đỗ tam công tử đã nói rõ là muốn tặng cho người, làm sao có thể nói là không chịu để yên được chứ? Nhưng với một người sưu tầm bảo vật lâu năm, một vị công tử văn nhã trong Các không nhiễm bụi trần mà nói, tuyệt đối không thể kiểm kê những đồ mà người khác gửi trả về. Cho nên chỉ có một cách giải thích, đó chính là trong lòng Đỗ tam công tử đã biết rõ là người đã giấu sách của mình đi, nhưng lại không vạch trần, để mặc cho người làm kẻ trộm.
Dường như mọi tâm tính của y đối với người đều là kiểu thái độ này.
Bình Luận